Vài năm trở lại đây, đèn năng lượng mặt trời đã trở thành một trong những giải pháp chiếu sáng thay thế đèn điện lưới đem lại hiệu quả tốt cũng như tiết kiệm tối đa chi phí tiền điện mỗi tháng của từng hộ gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng đèn năng lượng đúng cách và gia tăng tuổi thọ của đèn. Trong bài viết này, TP Solar sẽ cung cấp bài viết “Hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời với 5 bước cực kỳ đơn giản” mà cất cứ khách hàng nào cũng cần nắm bắt được.
Khác với các loại đèn sử dụng điện lưới thông thường, đèn năng lượng mặt trời sẽ sử dụng trực tiếp nguồn năng lượng tự nhiên là ánh sáng mặt trời để chiếu sáng vào ban đêm. Chính vì vậy mà cấu tạo cũng như cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời cũng khác biệt so với các loại đèn điện.
Hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời
Sạc pin trước khi sử dụng đèn
Khi mới mua đèn led năng lượng mặt trời, bạn chỉ nên úp mặt tấm pin xuống khu vực tối và bấm “On” để test thử xem đèn có sáng hay không, sau đó khoan hãy sử dụng thiết bị này, bạn cần mang đèn tới những khu vực có ánh sáng mặt trời với thời gian từ 6-8h để tích năng lượng cho đèn. Hãy bật đèn vào buổi tối và bấm nút “Off” để tắt đèn đi vào sáng ngày hôm sau. Lặp lại hành động đó trong 3 ngày liên tục, sau đó bạn có thể bật chế độ “Auto” để đèn có thể tự động bật khi trời tối và tự tắt khi trời sáng.
Với tất cả các loại đèn năng lượng mới trên thị trường hiện nay, TP Solar cho rằng bạn nên sạc đèn dưới ánh nắng mặt trời từ 1-2 ngày để đảm bảo tối đa điện năng cho đèn hoạt động. Đèn có sáng rõ hay không hoặc chiếu sáng thời gian lâu hơn còn phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời cũng như chất lượng của đèn.
>>> Xem thêm: Top 5 loại đèn năng lượng mặt trời tốt nhất được khách hàng tin dùng
Điều chỉnh góc của tấm pin để nhận được ánh sáng tốt nhất
Đối với những loại đèn năng lượng mặt trời liền thể thì tấm pin của chúng luôn đi liền với thân đèn và chúng ta cần để chúng ở những vị trí thường xuyên có ánh nắng để tối ưu hóa hiệu suất của đèn. Để sạc đầy tấm pin sẽ cần ánh sáng/ ánh nắng mặt trời từ 6-8h mỗi ngày. Đặt đèn theo hướng mặt trời mọc là hướng Đông sẽ giúp tấm pin hấp thụ được lượng ánh sáng mặt trời lớn nhất. Lưu ý rằng khi lắp đèn, chúng ta không nên lắp ở những nơi có nhiều cây cối, tường hay mái nhà vì có thể chắn tấm pin hấp thụ năng lượng mặt trời.
Hạn chế ánh sáng của đèn đường để tối ưu công năng sử dụng
Đối với những loại đèn năng lượng mặt trời chính hãng và uy tín, hầu hết đều được trang bị tính năng cảm biến quang học từ đó có thể tự động bật vào buổi tới và tự tắt khi trời sáng. Khi trời tối, đèn năng lượng mặt trời sẽ được kích hoạt và tự động cung cấp ánh sáng cho khu vườn nhà bạn nếu như mức ánh sáng bên ngoài thấp hơn so với giá trị trong bộ nhớ cảm biến của đèn. Điều đó cũng có nghĩa là nếu như bạn đặt đèn năng lượng mặt trời gần với đèn chiếu sáng điện lưới thì đèn mặt trời sẽ không thể hoạt động.
Thường xuyên làm sạch tấm pin để đảm bảo tuổi thọ
Cũng như các thiết bị khác, bạn cần lưu ý việc vệ sinh tấm pin cho đèn để gia tăng tuổi thọ. Nếu tấm pin của đèn bị bụi bẩn hoặc mảnh vụn bám vào thì nó không thể sạc pin hoặc sạc với nguồn năng lượng thấp, từ đó sẽ khiến tuổi thọ của đèn bị rút ngắn.
Nếu như đèn năng lượng mặt trời sáng yếu hoặc không sáng do một thời gian dài sử dụng thì bạn có thể kiểm tra tấm pin và vệ sinh chúng. Khi vệ sinh tấm pin tốt nhất chúng ta lên sử dụng khăn khô và nước xà phòng ấm.
Thay thế pin sạc nếu như đèn có dấu hiệu chiếu sáng yếu
Mặc dù hầu hết tuổi thọ của các loại đèn năng lượng mặt trời chính hãng đều khá cao nhưng các bộ phận khác bên trong đèn thì lại có thời gian sử dụng khác nhau, đặc biệt là tấm pin sạc được lắp bên trong đèn. Bộ phận đó cần được thay thế thường xuyên để duy trì hiệu suất tối đa cho đèn.
Sau khoảng thời gian chiếu sáng với công suất lớn, pin dự trữ sẽ chai dần dẫn đến việc đèn không thể đảm bảo được công suất tối đa cho người dùng. Ở tình huống này, chúng ta nên thay thế pin dự trữ bên trong đèn với đề xuất dưới đây:
-
Nếu đèn hoạt động dưới thời tiết bình thường thì thời gian thay pin dự trữ là 3-4 năm 1 lần.
-
Nếu đèn hoạt động trong thời tiết khắc nghiệt với tần suất sử dụng cao thì 2 năm thay pin 1 lần là hợp lý nhất.
Khi thay thế pin, chúng ta nên sử dụng những loại pin dự trữ chất lượng tốt, bạn có thể liên hệ với nơi đã từng bán đèn chính hãng để mua pin nhằm tăng tuổi thọ cũng như đem lại hiệu quả chiếu sáng cao cho đèn của mình.
Hướng dẫn điều khiển đèn năng lượng mặt trời
Với những loại đèn năng lượng mặt trời có thương hiệu trên thị trường thì hầu hết đều được trang bị điều khiển từ xa thông minh để người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh. Dưới đây sẽ là hướng dẫn sử dụng điều khiển đèn năng lượng mặt trời:
-
Nút ON/OFF: Nút nguồn để Bật/ Tắt khi sử dụng.
-
Nút AUTO: Chế độ cảm biến ánh sáng của đèn - Tự động bật khi trời tối và tắt khi trời sáng.
-
Nút 3h, 5h, 8h: là chế độ hẹn giờ. Nếu bạn bấm hẹn giờ thì sau khoảng thời gian 3h,5h,8h thì đèn sẽ tự động tắt giúp tiết kiệm năng lượng và có thể dùng vào những ngày mưa hoặc âm u.
-
Nút Radar: Một số dòng sản phẩm đèn năng lượng mặt trời hiện nay đã được trang bị tính năng cảm biến chuyển động. Với tính năng này, đèn sẽ lập tức sáng rõ hơn nếu có người tới gần trong khoảng cách từ 6-8m và sẽ tự giảm độ sáng nếu như không có người. Thiết kế thông minh này giúp đèn tiết kiệm được tối đa năng lượng, từ đó có thể hoạt động trong thời gian dài, đồng thời rất hữu hiệu trong việc chống trộm vào ban đêm.
Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng trong việc hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời mà TP Solar muốn gửi tới các bạn. Hy vọng rằng qua bài viết, các bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc sử dụng và gia tăng tuổi thọ của đèn. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, quý khách hãy liên hệ ngay với TP Solar để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TP SOLAR
-
Hotline: 0363.993.993
-
Website: https://tpsolar.vn/
-
Trụ sở Hà Nội: số 20 lô C61, KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội.
-
Chi nhánh miền nam: số 75 Võ Nguyên Giáp, Phước Tân, Biên Hòa, Đồng Nai.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.