Cảm biến ánh sáng là thiết bị thông minh không thể thiếu trong các sản phẩm đèn năng lượng mặt trời. Thay vì phải bật/tắt đèn thủ công, thì việc sử dụng cảm biến ánh sáng sẽ mang lại nhiều tiện ích trong cuộc sống. Cùng TP Solar tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Cảm biến ánh sáng là gì?
Cảm biến ánh sáng còn được gọi là “Thiết bị quang điện” hoặc “Cảm biến ảnh” bởi vì năng lượng ánh sáng chuyển đổi (photon) thành điện (electron). Nó có khả năng nhận biết các biến đổi của môi trường thông qua mắt cảm biến để kịp thời điều chỉnh ánh sáng sao cho phù hợp.
Các loại cảm biến ánh sáng phổ biến:
- Cảm biến Photoresistor (LDR)
Đây là loại cảm biến được sử dụng rất nhiều. Nó chính là chất cảm quang - có tác dụng kiểm tra xem đèn bật hay tắt. Và nó được làm từ một vật liệu bán dẫn có điện trở cao. Nhờ vào cách thức hoạt động đó, loại cảm biến này được ứng dụng cho đèn đường, đèn quảng cáo ban đêm,…
- Cảm biến Photodiodes
Photodiodes là một loại cảm biến có thể thay đổi ánh sáng thành dòng điện. Nó được làm từ vật liệu silicon và gecmani. Nguyên lý hoạt động của nó dựa vào hiệu ứng quang học bên trong, khi chùm sáng chiếu vào thì các electron nới lỏng và dòng điện chạy qua các lỗ này. Và nó thường được ứng dụng các thiết bị như: điều khiển từ xa, thiết bị y tế, thiết bị đo lường, tấm pin mặt trời trong các sản phẩm năng lượng mặt trời,…
- Phototransistors
Phototransistors thực chất chỉ là cảm biến Photodiodes khuếch đại lên nhiều lần. Nguyên lý hoạt động của nó giống với Photodiodes. Nhưng với sựu khuếch đại đó thì cảm biến được tăng lên rất nhiều lần, nên chúng thường được sử dụng trong các thiết bị yêu cầu độ cảm ứng cao hoặc có kích thước lớn.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến ánh sáng
Cảm biến ánh sáng hoạt động dựa trên nguyên lý của hiệu ứng quang điện (Khi mà một số chất đặc biệt sau khi hấp thụ ánh sáng sẽ chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện). Cảm biến ánh sáng hiệu ứng quang điện bao gồm:
- Hiệu ứng quang điện trong: Hiện tượng này thường diễn ra với chất bán dẫn. Khi chiếu ánh sáng vào vật liệu, năng lượng này sẽ làm thay đổi điện trở suất từ bên trong và gây ra suất điện động, dẫn đến sự thay đổi về tính chất điện của vật liệu.
- Hiệu ứng quang điện ngoài: Khi bề mặt của vật liệu được chiếu sáng, khi đó các điện tử sẽ hấp thụ năng lượng để tạo ra điện. Nhưng khi các điện tử từ bên trong vật liệu bật ra ngoài bề mặt của vật liệu sẽ tạo ra hiệu ứng quang điện ngoài.
Cảm biến ánh sáng có ưu điểm gì?
- Thiết kế nhỏ gọn: Cảm biến ánh sáng thường được thiết kế nhỏ gọn, mắt cảm biến ẩn chứ không lộ hẳn ra ngoài đảm bảo tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, nó được làm từ nhựa ABS cao cấp chống cháy, chống bám bụi, độ bền cao, đạt tiêu chuẩn IP, nên không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ môi trường thời tiết nào.
- Tự động Bật/Tắt: Thay vì tốn thời gian, công sức để bật/tắt đèn thông thường, thì cảm biến sẽ tự động bật/tắt khi có người di chuyển vào và ra khỏi vùng cảm ứng.
- Tiết kiệm điện năng: Đèn trong nhà theo cảm biến chuyển động mà tự bật/tắt vừa giúp tiết kiệm điện lại vừa kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị điện, tránh được việc quên tắt điện khi không có người sử dụng.
Ứng dụng cảm biến ánh sáng
Cảm biến ánh sáng mang lại rất nhiều tiện ích và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:
- Các thiết bị đèn chiếu sáng.
- Điều chỉnh ánh sáng của điện thoại thông minh, máy tính bảng.
- Sử dụng trong ô tô để hỗ trợ tầm nhìn cho người lái xe.
- Bảo mật cho quá trình vận chuyển sản phẩm, hàng hóa, phát hiện các thùng hàng bị mất, hở,...
Một số lưu ý khi lắp đặt cảm biến ánh sáng
Khi lắp đặt cảm biến ánh sáng bạn cần lưu ý tới một số vấn đề:
- Khoảng cách lắp đặt để phù hợp với từng không gian, mục đích sử dụng.
- Đa số các thiết bị cảm biến ánh sáng đều có khả năng xoay góc rộng 360 độ. Do đó, với ứng dụng phát hiện chuyển động cần hướng đèn cảm biến tại vị trí cần phát hiện chuyển động. Tránh nhiều vật cảm để mang đến hiệu quả cao nhất.
- Không nên lắp đặt tại nơi có nhiều nguồn sáng khác tránh nhiễu cảm biến, gây hư hỏng.
- Ưu tiên những loại cảm biến có khả năng chống nước, chống bụi cao
- Cuối cùng, chọn thương hiệu uy tín trên thị trường để mua tránh mua phải hàng giả mà giá thì lại đắt.
Trên đây là tất cả những gì TP Solar muốn chia sẻ với bạn về cảm biến ánh sáng. Hy vọng, với những thông tin trên bạn có có thêm kiến thức về cảm biến ánh sáng nói riêng và bộ phận của đèn năng lượng mặt trời nói chung.
CÔNG TY CỐ PHẦN TP SOLAR
- Hotline: 0363.993.993
- Website: https://tpsolar.vn/
- Trụ sở chính: Số 20, lô C61, Khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn, phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
- Chi nhánh phía Nam: 75 Võ Nguyên Giáp, Phước Tân, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.