Ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành vấn đề “nóng” trên toàn cầu, gây ra những hậu quả nặng nề cho con người, Trái Đất. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây nhé!
Khái quát chung
Môi trường là gì?
Môi trường được định nghĩa là toàn bộ các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người. Các yếu tố này có ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế, xã hội cũng sự tự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
Thành phần của môi trường được chia thành 2 yếu tố:
- Các yếu tố tự nhiên: Đất, nước, không khí, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên...
- Các yếu tố vật chất nhân tạo: khu dân cư, khu sản xuất, di tích lịch sử...
Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên đã bị nhiễm bẩn, không còn phù hợp với quy chuẩn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. Các dạng ô nhiễm môi trường phần lớn là do con người gây nên.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường
Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển không ngừng về kinh tế xã hội, mức sống của con người được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, song song với việc phát triển về kinh tế xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng gây rất nhiều bức xúc cho dư luận xã hội, gây ra những tác hại không nhỏ đến con người, sinh vật và thiên nhiên. Vậy đâu là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?
Nguyên nhân gây ô nhiễm do tự nhiên:
- Sạt lở đất đồi núi, đất ven bờ sông làm dòng nước cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn hoặc do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông,... sẽ phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có.
- Khói bụi do sự phun trào của núi lửa.
- Do sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen, Fluor và các chất kim loại nặng...
- Sự phân hủy xác các sinh vật sống thành chất hữu cơ bị ngấm xuống đất, lâu dần ngấm tới mạch nước ngầm,...
Nguyên nhân gây ô nhiễm do con người:
- Chất thải do con người (phân, nước, rác), chất thải nhà máy, khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu khí,...
- Ngoài ra, chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm và các chất thải hóa chất cặn sau sử dụng nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.
- Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi trong quá trình sản xuất vào không khí làm ô nhiễm không khí.
- Khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng loại xăng và dầu diesel làm nhiên liệu như xe moto, xe gắn máy,... quá trình rò rỉ, bốc hơi cũng như đốt cháy nhiên liệu dẫn tới phát sinh nhiều các loại khí độc.
- Cuối cùng và cũng là nguy hiểm nhất là chất thải phóng xạ.
Những hệ lụy của ô nhiễm môi trường
- Đối với con người:
- Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về đường hô hấp, rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai,... và có thể gây ung thư.
- Tiếng ồn, sóng nhiệt gây ra những thương tích đối với tai, dễ gây đau đầu, căng thẳng, stress,...
- Khi con người ăn, uống phải nguồn nước/thực vật/động vật bị ô nhiễm rất dễ bị mắc các bệnh như: tiêu chảy, dịch tả, viêm gan, viêm não,...
- Đơn cử như dịch bệnh Covid - 19 đã ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế, xã hội của cả thế giới. Nó kéo theo các ngành nông - công nghiệp đều bị ảnh hưởng và đời sống con người bị ảnh hưởng là tất yếu nếu như còn tiếp tục ô nhiễm môi trường.
- Đối với động thực vật:
- Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra mưa axit, mưa đá, hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên,... gây mất cân bằng và suy thoái cấu trúc loài.
- Một số các khí như SO2, NO2, fluor, chì sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng, khả năng kháng bệnh của thực vật.
- Khi bị nhiễm độc fluor gây ảnh hưởng lớn đến cơ thể động vật, đặc biệt là vật nuôi.
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
Môi trường là không gian, nơi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, cung cấp tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Chính vì sự quan trọng đó vấn đề sống còn của toàn nhân loại, nên cần có các biện pháp bảo vệ môi. Các giải pháp bảo vệ môi trường có thể kể đến như:
Dùng các nguồn năng lượng sạch
Tận dụng các nguồn năng lượng sạch - tự nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…thay vì sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện và vận hành các phương tiện.
Áp dụng các tiến bộ của khoa học
Các tiến bộ khoa học và công nghệ được ứng dụng vào các trang thiết bị, máy móc thông minh như sản phẩm hoạt động nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời sẽ giúp hạn chế xả khí thải độc hại ra môi trường.
Tiết kiệm điện
Hãy tắt các thiết bị điện, loại máy móc, thiết bị khi không sử dụng để tránh lãng phí điện năng.
Trồng cây xanh
Nên trồng nhiều cây xanh, bởi cây xanh chính là nguồn cung cấp oxi cho bầu không khí, là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái.
Ưu tiên sản phẩm có thể tái chế
Việc ưu tiên sử dụng sản phẩm có thể tái chế sẽ giúp bảo vệ môi trường hiệu quả nhờ việc tận dụng được chất thải nhựa để tạo ra những sản phẩm mới có ích trong cuộc sống. Cách này cũng tạo thêm việc làm cho nhiều người lao động qua việc thu gom, phân loại sản phẩm có thể tái chế.
Hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon
Túi nilon mất đến hàng nghìn năm mới có thể phân hủy và việc chúng có thể tồn tại trong môi trường một thời gian dài sẽ gây hại cho con người cũng như các sinh vật sống. Do đó, việc sử dụng các loại lá, giỏ tre, giấy,… thay vì sử dụng túi nilon sẽ góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta!
CÔNG TY CỔ PHẦN TP SOLAR
- Hotline: 0363.993.993
- Website: https://tpsolar.vn/
- Trụ sở chính: Số 20, lô C61, Khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn, phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
- Chi nhánh phía Nam: 75 Võ Nguyên Giáp, Phước Tân, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.